Giá thành sản phẩm là gì? Các phương pháp tính giá thành hiện nay

0
1068

Xác định giá thành sản phẩm là một trong những công việc quan trọng yêu cầu tính chính xác cực cao.

Hiện nay có khá nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm, các nhà quản lý doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Vậy giá thành sản phẩm là gì? Có những phương pháp tính giá thành nào hiện nay? Hãy cùng Kế toán Excel tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé.

gia thanh san pham la gi

Nội dung bài viết

Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm (tiếng Anh là Price hoặc Pricing of Product) về cơ bản là số tiền mà khách hàng phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ.

Theo một cách sâu xa hơn, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan tới khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.

Phân loại giá thành sản phẩm

Tùy theo tiêu chí đánh giá mà chúng ta có các cách phân loại giá thành sản phẩm như sau:

Phân loại giá thành theo thời điểm tính và số liệu tính chúng ta có các loại giá thành sau:

  • Giá thành kế hoạch
  • Giá thành định mức
  • Giá thành thực tế

Phân loại theo phạm vi chi phí, chúng ta có 2 loại giá thành sau:

  • Giá thành sản xuất
  • Giá thành tiêu thụ

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Hiện nay, các công ty doanh nghiệp có thể áp dụng những phương pháp sau để tính giá thành sản phẩm. Cụ thể như sau:

  #1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn)

Đây là phương pháp khá phổ biến, được hầu hết các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, ít mặt hàng, sản xuất theo số lượng lớn sử dụng.

Các doanh nghiệp có quy trìnhh sản xuất phức tạp hơn cũng có thể sử dụng nhưng cần phải sản xuất ít mặt hàng và sản xuất số lượng lớn.

Công thức tính:

Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

phuong phap tinh gia thanh san pham

  #2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phù hợp với các doanh nghiệp: Sử dụng cùng một quy trình sản xuất, cùng một nguyên vật liệu và lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau.

Các mô hình kinh doanh phổ biến nên áp dụng: Công ty sản xuất quần áo, giày dép, đóng gói bao bì, chế biến nông sản…

Công thức tính:

Giá thành sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Trong đó:

  • Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi từng loại
  • Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc

Lưu ý: Hệ số quy đổi cần phải được xác định cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1.

  #3 Phương pháp định mức (phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ)

Phù hợp với các doanh nghiệp: Sản xuất nhiều loại sản phẩm với quy cách và phẩm chất khác nhau.

=> Khi hạch toán sẽ tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm.

Công thức tính:

(1) Tổng giá thành sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

(2) Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x Giá thành tỷ lệ

  #4 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phù hợp với các doanh nghiệp: DN có quá trình sản xuất ngoài thu được sản phẩm chính còn có sản phẩm phụ.

Mô hình DN ví dụ: Doanh nghiệp chế biến dầu thô, sản xuất gỗ…

Công thức tính:

Giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

  #5 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phù hợp với các doanh nghiệp: Công ty xây dựng, công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho từng dự án, công ty xuất nhập khẩu theo đơn hàng…

Công thức tính:

Giá thành từng đơn hàng = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.

  #6 Phương pháp tính giá thành phân bước

Phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, có nhiều công đoạn nối tiếp nhau, mỗi công đoạn lại có một thành phẩm riêng biệt và thành phẩm này là đối tượng của công đoạn sau.

Mô hình DN ví dụ: Doanh nghiệp chế biến đồ hộp, đồ gia dụng, quần áo thời trang các loại…

Công thức tính:

Giá thành sản phẩm = Tổng chi phí trên từng công đoạn

Hi vọng với những phương pháp nêu trên, nhà quản lý có thể lựa chọn ra phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.