Kế toán doanh nghiệp đang là vị trí kế toán được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vị trí này.
Hãy cùng Kế toán Excel tìm hiểu chuyên sâu hơn về kế toán doanh nghiệp trong bài viết này nhé.
Nội dung bài viết
Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp (tiếng Anh là Corporate Accounting) là vị trí kế toán thực hiện công tác thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp các thông tin quan tọng về kinh tế, tài chính có giá trị cho doanh nghiệp.
Kế toán doanh nghiệp là một trong những bộ phận, cũng là hoạt động quan trọng trong kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp bởi các công cụ hỗ trợ hiệu quả và đáng tin cậy.
Kế toán doanh nghiệp chia thành 2 mảng chính bao gồm:
- Kế toán nội bộ: Bộ phận kế toán thực hiện các công việc nội bộ như thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin cho các lãnh đạo doanh nghiệp.
- Kế toán thuế: Thực hiện các công việc chính về thuế như thu thập, xử lý, kiểm tra và phân tích thông tin kinh tế, tài chính qua bản báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin như kiểm toán, cơ quan thuế…
Thành phần của kế toán doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, kế toán doanh nghiệp bao gồm các thành phần như sau:
- Giao dịch tiền gửi và tiền mặt, tài sản cố định hữu hình và vô hình;
- Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm; Kế toán chi phí và hạch toán giá thành;
- Giao dịch ngoại tệ
- Hạch toán với đối tác (người mua/bán), người nhận tạm ứng, tiền lương với người lao động, ngân sách.
Yêu cầu công việc với kế toán doanh nghiệp
Việc tuân thủ các yêu cầu công việc giúp hoạt động kế toán doanh nghiệp diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn. Các yêu cầu với kế toán doanh nghiệp bao gồm:
- Các thông tin và số liệu kế toán được phản ánh liên tục từ khi phát sinh tới lúc kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập tới khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán. Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán kỳ trước đó.
- Phải phán ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
- Phải phản ánh kịp thời và đúng với thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán
- Phải phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh trung thực bản chất sự việc, nội dung và giá tị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính;
- Phải phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán một cách tình tự, hệ thống để có thể so sánh với nhau.
Đối tượng của kế toán doanh nghiệp
Theo Khoản 3 Điều 8 Luật kế toán năm 2015, đối tượng của kế toán bao gồm:
- Tài sản
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập cùng các chi phí khác
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan tới đơn vị kế toán.
Công việc của kế toán doanh nghiệp
Ở đây mình sẽ không chia sẻ cụ thể những công việc của kế toán doanh nghiệp. Thay vào đó là những nội dung liên quan tới công việc chung của kế toán doanh nghiệp, cụ thể như sau:
#1 Hệ thống báo cáo sổ sách, báo cáo thuế
Các hồ sơ quan trọng của một công ty liên quan tới kế toán doanh nghiệp bao gồm:
- Báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính): Lưu ý về thời hạn và địa điểm nộp báo cáo tài chính hàng năm.
- Các sổ sách kế toán (bao gồm sổ tổng hợp, sổ chi tiết, sổ kho, nhập xuất tồn và bảng lương…).
- Tờ khai thuế theo tháng hoặc quý
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
#2 Các chứng từ kế toán
Các kế toán viên doanh nghiệp cần phải nắm rõ về các loại chứng từ kế toán như sau:
- Hóa đơn đầu vào, đầu ra
- Hồ sơ, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ
- Phiếu thu / chi / xuất / nhập hàng hóa
- Các chứng từ ngân hàng
#3 Các loại thuế kế toán doanh nghiệp cần biết
- Thuế môn bài: Loại thuế nộp theo năm, lưu ý 2 trường hợp là doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đang hoạt động nhé.
- Thuế giá trị gia tăng: Lưu ý về hồ sơ khai thuế và nộp thuế GTGT qua mạng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Lưu ý về hồ sơ khai thuế, nộp thuế TNDN qua mạng và quyết toán thuế TNDN.
Trên đây là những thông tin cần thiết về kế toán doanh nghiệp dành cho những người quan tâm tới nghề kế toán và muốn theo đuổi nó. Hi vọng phần nào giúp bạn hiểu biết hơn về ngành nghề này.