Báo cáo tài chính là gì? Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính

0
1072

Báo cáo tài chính thường của một doanh nghiệp thường được lập bởi các kế toán viên nội bộ trong công ty mà đứng đầu là kế toán trưởng hay giám đốc tài chính.

Vậy Báo cáo tài chính là gì? Một bản báo cáo tài chính sẽ bao gồm những gì? Cùng KetoanExcel tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

bao cao tai chinh

Nội dung bài viết

Báo cáo tài chính là gì?

  Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính (tiếng Anh là Financial Report hay Financial statement) là các bản ghi chép báo cáo về các hoạt động kinh doanh cùng kết quả hoạt động tài chính của một công ty.

Báo cáo tài chính được tổng hợp bởi kế toán viên nội bộ và thường được kiểm toán bởi cơ quan nhà nước, kế toán hay các công ty kiểm toán… để đảm bảo tính chính xác cho các mục đích về thuế, tài chính hay đầu tư.

  Báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Theo Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC, một bản báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán: Cung cấp cái nhìn tổng quan về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của các cổ đông.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Tập trung vào doanh thu và chi phí của công ty trong một thời kỳ cụ thể. Khi doanh thu đã được trừ các loại chi phí, báo cáo sẽ cho thấy con số lợi nhuận của công ty, hay còn được gọi là thu nhập ròng.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Đo lường mức độ công tiền mặt để thanh toán các nghĩa vụ nợ, chi phí hoạt động và các khoản đầu tư do công ty tạo ra.
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính

    Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính

    (Hướng dẫn sau được trích xuất từ nội dung bài viết về cách đọc báo cáo tài chính của GoValue – chia sẻ kinh nghiệm đọc các nội dung có trong 1 báo cáo tài chính)

    Các bước đọc báo cáo tài chính như sau:

      Bước #1: Xem ý kiến Kiểm toán viên

    Rất nhiều người khi đọc BCTC thường bỏ qua phần ý kiến của kiểm toán viên, trong khi đây lại là phần quan trọng đầu tiên cần chú ý tới.

    Tại sao ư?

    Các số liệu trên BCTC sẽ không còn ý nghĩa nếu kiểm toán viên không chắc chắn về tính trung thực của nó. Hãy xem ý kiến của Kiểm toán viên với báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì.

    Thông thường sẽ có 4 mức độ hay ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực của 1 bộ báo cáo, cụ thể bao gồm:

    • Chấp nhận toàn phần
    • Ngoại trừ
    • Không chấp nhận
    • Từ chối

    Ví dụ như:

    y kien cua kiem toan vien

    Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán là Chấp nhận toàn phần cũng có nghĩa BCTC phản ánh trung thực và hợp lý. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và phân tích báo cáo tài chính này.

    Mức độ đáng tin của BCTC giảm dần theo các ý kiến trên của kiểm toán viên. Và khi mà gặp phải BCTC có ý kiến là Từ chối thì tốt nhất bạn nên sớm tạm biệt doanh nghiệp đó đi thôi.

      Bước #2: Đọc hiểu Bảng cân đối kế toán

    Đây là bảng số liệu quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp thể hiện tình hình tài chính tại một thời điểm của doanh nghiệp.

    Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần: Tài sản và Nguồn vốn. Bạn cần nhớ phương trình sau:

    Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

    Các thành phần trong bảng cân đối kế toán bao gồm:

    • Tài sản (gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn)
    • Nợ phải trả
    • Vốn chủ sở hữu

       Cách đọc Bảng cân đối kế toán

    1/ Liệt kê những mục lớn thuộc Tài sản – Nguồn vốn.

    2/ Tính toán tỷ trọng các khoản mục này trong Tài sản và Nguồn vốn, cùng sự thay đổi của các khoản mục tài thời điểm báo cáo.

    3/ Note những mục chiếm tỷ trọng lớn hay có sự biến động lớn về mặt giá trị tại thời điểm báo cáo.

    Vì sao chỉ nên quan tới tới những thay đổi lớn và tỷ trọng lớn?

    Về lý thuyết cơ bản, bạn phải tìm hiểu tất cả sự thay đổi trong bảng cân đối kế toán, tuy vậy công việc này tốn khá nhiều thời gian và công sức. Như vậy việc lựa chọn những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn giúp bạn trả lời được câu hỏi “Phần lớn tài sản doanh nghiệp đang tập trung ở đâu? Nguồn hình thành tài sản của DN chủ yếu tới từ nguồn nào?

    Sự thay đổi của những khoản mục này thường sẽ quan trọng hơn và thể hiện rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

    Đương nhiên nếu bạn là người có nhiều thời gian, bạn vẫn có thể giành chúng để tìm hiểu các mục còn lại.

    Bạn nên lập 1 bảng tính Excel để theo dõi sự thay đổi này.

    Ví dụ:

    bang can doi ke toan phan tai san

        Nhận diện sớm rủi ro thông qua sự mất cân đối tài chính

    Một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới sự mất cân đối tài chính đó là tài sản dài hạn cần được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn tương ứng.

    Nếu một doanh nghiệp tài trợ cho 1 dự án đầu tư thời hạn 15 năm chỉ bằng khoản vay 6 năm thì tiềm ẩn rủi ro lớn và mang lại áp lực trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp

    Để sớm nhận thấy điều này, bạn nên quan sát xu hướng biến động của Vốn lưu động thuần (NWC):

     NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

    Nếu NWC có xu hướng giảm dần và nghiêm trọng hơn là chuyển sang âm lớn thì điều này đang báo hiệu sự xuất hiện của mất cân đối tài chính bởi NWC < 0 cho thấy công ty đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.

        Bước #3: Đọc hiểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

    Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng kết doanh nghiệp và chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là quý hoặc năm tài chính).

    Công thức chung:

    Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

    Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chia thành 3 phần chính:

          Phần 1: Hoạt động kinh doanh chính

    Bao gồm các mục sau:

    • Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp (sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu). Đây thường là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu.
    • Giá vốn bán hàng: Thể hiện tất cả chi phí để làm ra hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp
    • Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ – Giá vốn bán hàng
    • Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

    Công thức tính toán các chỉ số:

    Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ

    Thông qua công thức trên, ta có thể biết được tỷ suất lợi nhuận thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN là bao nhiêu.

    Nếu doanh nghiệp duy trì tỷ suất lợi nhuận ổn định ở mức cao trong dài hạn chứng tỏ doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khá tốt.

        Phần 2: Hoạt động tài chính

    Hoạt động tài chính bao gồm các mục:

    • Doanh thu tài chính: Có được từ các nguồn như lãi tiền gửi, lãi nhận đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá…
    • Chi phí tài chính: Gồm chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, dự phòng các khoản đầu tư tài chính… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

    Chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá (nếu có) là 2 loại chi phí quan trọng bạn nên quan tâm.

    Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp + Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng, cung cấp dịch vụ

        Phần 3: Các hoạt động khác

    Những thứ không nằm tỏng hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính sẽ thuộc mảng này.

    Thường các hoạt động này chiếm tỷ trọng cực nhỏ trong cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng bao gồm:

    • Thu nhập khác: Từ lãi vay thanh lý, nhượng bán tài sản hay tiền bồi thường hợp đồng
    • Chi phí khác: Từ nguồn lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, bồi thường vi phạm hợp đồng
    • Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

        Tính lợi nhuận

    Tổng lợi nhuận từ các nguồn trên có thể tính được lợi nhuận trước thuế:

    Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác

    Sau khi trừ thuế TNDN, ta tính được lợi nhuận sau thuế:

    Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN

    Đây chính là khoản lợi nhuận thuộc sở hữu của doanh nghiệp và cổ đông.

        Cách đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

    Thực hiện tương tự Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên trước đó nên nhóm doanh thu và chi phí riêng để có thể dễ theo dõi sự biến động.

    Đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo các bước sau:

    1/ Tách riêng doanh thu và chi phí

    2/ Tính tỷ trọng từng doanh thu trong Tổng doanh thu, tỷ trọng từng chi phí trong tổng chi phí và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ.

    3/ Quan sát sự thay đổi

        Bước #4: Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh số tiền kiếm được và số tiền tiêu thực sự của doanh nghiệp là bao nhiêu trong một khoảng thời gian nhất định.

    Dòng tiền thực sự quan trọng bởi nếu bỏ qua bước này, bạn rất dễ bị qua mặt bởi các báo cáo có lợi nhuận tốt đẹp mà không hiểu được tính bền vững của lợi nhuận này.

    Ở Báo cáo KQKD, doanh thu và lợi nhuận sẽ được doanh nghiệp ghi nhập ngay khi bán hàng, kể cả chưa nhận được tiền từ khách hàng. Thực tế, khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp vào 1 thời điểm nào đó, có thể vài tháng, vài năm hoặc không bao giờ.

    Tương tự, doanh nghiệp mua hàng từ nhà cung cấp A, mặc dù chưa thanh toán hết tiền nhưng trong kho đã có hàng, hoặc thậm chí là đã được đem bán.

    Như vậy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền vận động trong doanh nghiệp như thế nào?

        Cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày thành 3 phần tương ứng 3 dòng tiền:

    • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền phát sinh trong quá trình thanh toán cho nhà cung cấp, khách hàng, lương người lao động, chi trả lãi vay và nộp các khoản thuế cho nhà nước… Đây là lượng tiền mặt mà bản thân doanh nghiệp làm ra, chứ không phải từ việc huy động thêm vốn đầu tư hay vay nợ.
    • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý… tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.
    • Dòng tiền từ hoạt động tài chính sẽ liên quan đến việc tăng/giảm vốn chủ sở hữu (nhận vốn góp mới, thu từ phát hành cổ phiếu, trả cổ tức cho cổ đông…) và vay nợ (chi trả nợ gốc vay, hay vay nợ mới nhận được…)

    Vậy nên, bạn chỉ cần xem xét lần lượt từng dòng tiền là được.

    Dòng tiền vào, dòng tiền ra được thể hiện như thế nào trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ?

    • Trên báo cáo LCTT, dòng tiền ra sẽ là 1 con số âm, đi kèm với các từ ngữ như “tiền chi để …”, “… đã trả”.
    • Trong khi đó, dòng tiền vào sẽ được thể hiện bởi các từ ngữ như “tiền thu từ…”, “… nhận được” và về mặt con số sẽ là số dương.

        Lưu ý khi đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Trong phần này, bạn nên lưu ý 3 vấn đề sau:

    • Thứ nhất: Trong 3 nhóm, thì nhóm 2 và 3 có bản chất là tăng ở kỳ hiện tại, giảm ở kỳ tương lai, hoặc ngược lại.

    Doanh nghiệp đi vay 10 tỷ thì trong tương lai sẽ phải có khoản trả lại 10 tỷ. Đã có mua mới tài sản thì ắt phải có thanh lý tài sản…

    • Thứ hai: Trọng tâm nghiên cứu là Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. Vì nó thể hiện khả năng tạo ra tiền thực tế của doanh nghiệp.

    Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2019 là 1,917 tỷ đồng, đây không phải là khoản lợi nhuận thực của NT2 mà bao gồm cả các khoản phải thu, phải trả…

    Tuy nhiên, nếu đều đặn hàng kỳ, dòng tiền này của NT2 luôn mang số dương, có nghĩa là vẫn có dòng tiền đổ vào.

    Đó là điều tốt.

    Còn nếu nhiều kỳ liên tiếp, dòng tiền hoạt động mang dấu âm, có nghĩa là dòng tiền chảy ra. Doanh nghiệp sẽ phải đi vay tiền để tạo dòng tiền bù đắp.

    Tiền và tương đương tiền cuối kỳ vẫn dương, nhưng thực tế lại đang dựa trên những khoản nợ vay.

    • Thứ ba: Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ có thể giảm so với kỳ trước (ví dụ năm 2018). Đây chưa hẳn là điều xấu, vì doanh nghiệp đã trả các khoản vay của mình trước đó.

    Trên đây là một số điều quan trọng hỗ trợ các bạn trong quá trình đọc và phân tích báo cáo tài chính.