Vốn chủ sở hữu (Equity) là gì?

0
3868

Vốn chủ sở hữu là một trong những thành phần quan trọng trong bảng cân đối kế toán.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vốn chủ sở hữu là gì, vốn chủ sở hữu gồm những gì nhé.

Nội dung bài viết

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu (tiếng Anh là Equity) là loại vốn với sự đóng góp của các thành viên làm chủ doanh nghiệp cùng các thành viên trong công ty liên doanh hay các cổ đông trong công ty cổ phần.

Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên nhất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phá sản, khoản vốn này sẽ được ưu tiên sử dụng để chi trả các khoản nợ rồi mới chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ họ đã đóng góp.

von chu so huu

Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Trong các báo cáo tài chính nói chung và bảng cân đối kế toán nói riêng, vốn chủ sở hữu thường bao gồm các thành phần sau đây:

  • Vốn cổ đông
  • Thặng dư vốn cổ đông
  • Lãi chưa phân phối
  • Quỹ dự phòng tài chính
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi
  • Quỹ đầu tư phát triển
  • Quỹ dự phòng tài chính
  • Các quỹ khác…

Các nguồn vốn chủ sở hữu

Tùy theo mỗi doanh nghiệp thuộc loại hình nào mà vốn chủ sở hữu có thể đến từ các nguồn khác nhau, cụ thể với một số mô hình doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu đến từ nguồn vốn do nhà nước cấp hay đầu tư, có chủ sở hữu vốn là Nhà nước.
  • Công ty cổ phần (Công ty CP): Nguồn vốn chủ sở hữu từ các cổ đông -> Chủ sở hữu vốn là các cổ đông
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH): Nguồn vốn chủ sở hữu từ các thành viên trong công ty -> chủ sở hữu vốn là các thành viên trong công ty.
  • Công ty hợp danh: Nguồn vốn chủ sở hữu tới từ các thành viên tham gia thành lập công ty -> chủ sở hữu vốn là các thành viên này.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Đương nhiên là của chủ doanh nghiệp.

Cách tính vốn chủ sở hữu

Công thức tính vốn chủ sở hữu như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

Trong đó:

  • Tài sản: Bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
  • Nợ phải trả: Các khoản nợ của doanh nghiệp, có thể bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn

Thông qua công thức trên, chúng ta có thể thấy vốn chủ sở hữu tăng khi giá trị tài sản tăng mạnh hơn số nợ phải trả hoặc số nợ phải trả giảm mạnh hơn giá trị tài sản.

Cũng theo công thức trên, chúng ta có thể thấy vốn chủ sở hữu sẽ âm (-) nếu giá trị tài sản thấp hơn số nợ phải trả.

Trong thực tế, vốn chủ sở hữu thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể liên quan tới các khoản nợ, khấu hao hay mua lại cổ phiếu.

Một ví dụ đơn giản để tính vốn chủ sở hữu như sau:

Ví dụ:

Ông Nguyễn Văn B đang sở hữu và điều hành công ty tư nhân về sản xuất máy tính. Công ty của ông B có giá trị tài sản ước tính là 5 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị nhà máy của ông là 2 tỷ, số hàng tồn kho cùng các vật tư còn lại là 500 triệu. Các khoản phải thu của công ty là 300 triệu.

Hiện công ty của ông đang nợ 2 tỷ tiền vay mua thiết bị cùng 300 triệu tiền lương, 1 tỷ nợ nhà cung cấp nguyên vật liệu trước đó đã nhận.

Công thức tính vốn chủ sở hữu công ty ông B như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ = (5 + 2 + 0.5 + 0.3) – (2 + 0.3 + 1) = 4.5

Như vậy, vốn chủ sở hữu công ty ông B là 4,5 tỷ đồng.

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán vốn đầu tư của chủ sở hữu