Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài (lệ phí môn bài) lần lượt theo Thông tư 133 và Thông tư 200.
Hạch toán khi nộp tờ khai thuế môn bài
Kế toán dựa theo tờ khai thuế môn bài đã nộp cho Cơ quan thuế để hạch toán.
Lưu ý: Cần kiểm tra xem doanh nghiệp minh đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hay Thông tư 200 để hạch toán. Nếu hạch toán sai có thể bị phạt tới 10 triệu.
- Doanh nghiệp hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 200 như sau:
Nợ 6425 – Thuế, phí và lệ phí
Có TK 3338 – Các loại thuế khác (Chi tiết 33382)
- Doanh nghiệp hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 như sau:
Nợ 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3338 – Các loại thuế khác (Chi tiết 33382)
Xem thêm: Quy định về mức lệ phí môn bài doanh nghiệp phải nộp
Hạch toán khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước
Dựa vào giấy nộp tiền vào Ngân sách, các bạn hạch toán như sau:
Nợ TK 3338 (Chi tiết 33382)
Có TK 111, 112
Xem thêm: Mẫu giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước
Hướng dẫn hạch toán tiền phạt nộp thuế môn bài chậm
- Các doanh nghiệp chậm nộp thuế môn bài sẽ phải nộp tiền phạt. Sau khi DN nhận được Quyết định xử phạt của Cơ quan thuế, ghi như sau:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
- Khi doanh nghiệp nộp tiền phạt, dựa theo giấy nộp tiền vào Ngân sách, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112
- Cuối kỳ kết chuyển, ghi như sau:
Nợ TK 911
Có TK 811
Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
-> Như vậy có nghĩa các khoản tiền phạt nộp chậm tiền thuế môn bài hay do nộp chậm bất kì loại thuế nào khác đều không được tính trừ khi tính thuế TNDN.