Sổ nhật ký chung là gì? Mẫu sổ và cách lập theo TT133, TT200

0
902

Sổ nhật ký chung là gì? Cách lập mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 200 và Thông tư 133 như thế nào?

Cùng Kế toán Excel tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Sổ nhật ký chung là gì?

Sổ nhật ký chung là mẫu sổ kế toán tổng hợp được sử dụng để ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh theo một trình tự thời gian.

Sổ nhật ký chung phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) nhằm phục vụ việc ghi sổ cái.

Mẫu sổ nhật ký chung

  1. Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 200

-> Tải mẫu sổ nhật ký chung bản word theo Thông tư 200

mau so nhat ky chung theo thong tu 200

  2. Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 133

-> Tải mẫu sổ nhật ký chung bản word theo Thông tư 133

mau so nhat ky chung theo thong tu 133

Cách lập sổ nhật ký chung

Về cơ bản, quy định về cách lập sổ nhật ký chung không có sự khác biệt giữa chế độ kế toán theo Thông tư 200 và chế độ kế toán theo Thông tư 133.

Kết cấu sổ nhật ký chung quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ kế toán theo Thông tư 133 và Thông tư 200 như sau:

  • Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
  • Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
  • Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.
  • Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.
  • Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung
  • Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.
  • Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.
  • Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.

Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.

Theo nguyên tắc chung, toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký chung. Tuy nhiên, với 1 số trường hợp cụ thể như một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái, DN có thể mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới đối tượng kế toán đó.