Chi phí doanh nghiệp là một trong những vấn đề nhà quản lý cần phải tính toán và sử dụng hiệu quả để giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru.
Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Chi phí doanh nghiệp bao gồm những gì? Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp như thế nào? Cùng Kế toán Excel tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Nội dung bài viết
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?
Chi phí quản lý doanh nghiệp (tiếng Anh là Enterprise Cost Management) là toàn bộ các khoản chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, không tách riêng cho từng hoạt động cụ thể nào.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là một thành phần quan trọng trong hệ thống chi phí doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp cần đảm bảo có thể quản lý tốt và sử dụng hợp lí khoản chi phí này.
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì?
Chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán bao gồm:
- Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý: Các chi phí trả cho nhân sự quản lý doanh nghiệp (lương, phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…)
- Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý: Các khoản chi phí cho vật liệu sử dụng trong công tác quản lý doanh nghiệp (văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ…)
- Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: Các chi phí cho dụng cụ, đồ dùng văn phòng…
- Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao tài sản cố định: Các khoản khấu hao tài sản cố định sử dụng chung cho doanh nghiệp (nhà cửa, máy móc thiết bị quản lý, vật kiến trúc…)
- Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí: Bao gồm thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản chi phí, lệ phí khác…
- Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng: Khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN.
- Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các khoản chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp (tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả nhà thầu phụ…)
- Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác: Các khoản chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe…
Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán Chi phí quản lý doanh nghiệp
Sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Việc sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tiết kiệm ngân sách, tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc tăng doanh thu – giảm chi phí.
#Công dụng của định mức chi phí quản lý doanh nghiệp
Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp có thể:
- Lập dự toán hoạt động thông qua định mức nguyên vật liệu, chi phí nhân công, định mức số giờ công
- Quản lý và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chi phí định mức tiêu chuẩn, có cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Hỗ trợ ban quản lý ra quyết định về định giá bán sản phẩm, chấp nhận/từ chối đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời.
#Xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp phù hợp
Các doanh nghiệp cần xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp một cách phù hợp để có thể doanh nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. Thông qua các điều kiện kinh tế, đặc điểm của cung và cầu, các yếu tố kỹ thuật để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hợp lí.