Nguyên tắc kế toán doanh thu theo Thông tư 200 và 133

0
1023

Kế toán doanh thu là một trong những công việc quan trọng với các kế toán bán hàng. Khi thực hiện ghi nhận doanh thu, kế toán cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản dựa theo Thông tư 200 và Thông tư 133.

Chi tiết mời các bạn tham khảo trong nội dung dưới đây.

nguyen tac ke toan doanh thu

Nội dung bài viết

Nguyên tắc kế toán doanh thu theo Thông tư 200

Các nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo Thông tư 200 như sau:

  #Nguyên tắc 1

Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông.

Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, khi DN chắc chắn thu được lợi ích kinh thế, được xác định dựa theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không có sự phân biệt giữa đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

  #Nguyên tắc 2

Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời dựa theo nguyên tắc phù hợp. Trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, khi đó kế toán cần căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực và hợp lý.

Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch trong đó. Các kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu sao cho phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán Doanh thu.

Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ 1: Khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại khi mua sản phẩm, hàng hóa của đơn vị (mua 2 sp được tặng thêm 1) -> bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán, sản phẩm tặng miễn phí cho khách hàng về hình thức được gọi là khuyến mại nhưng về bản chất là bán vì khách hàng sẽ không được hưởng nếu không mua sản phẩm. Trong trường hợp này, giá trị sản phẩm tặng cho khách hàng được phản ánh vào giá vốn và doanh thu tương ứng với giá trị hợp lý của sản phẩm đó phải được ghi nhận.

Ví dụ 2: Trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa kèm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế (phòng ngừa những trường hợp sản phẩm, hàng hóa bị hỏng hóc) thì phải phân bổ doanh thu cho sản phẩm, hàng hóa được bán và sản phẩm hàng hóa, thiết bị giao cho khách hàng để thay thế phòng ngừa hỏng hóc. Giá trị của sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.

Với các giao dịch phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

  #Nguyên tắc 3

Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là thừa thực hiện nếu DN còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế. việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa.

Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không được coi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền với tài sản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại với các khoản nợ phải trả.

Ví dụ: Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, đánh giá lại các khoản tài sản tài chính theo giá trị hợp lý, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ…vv đều được coi là đã thực hiện.

  #Nguyên tắc 4

Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, ví dụ:

  • Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp;
  • Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý;
  • Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng;
  • Một số trường hợp khác.

Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng ngayd dược tại thời điểm phát siunh giao dịch thì để thuận lợi cho công tác kế toán, có thể ghi nhận doanh thu trên sổ kế toán bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghi giảm doanh thu với số thuế gián thu phải nộp.

Tuy nhiên khi lập BCTC, kế toán phải xác định và loại bỏ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp ra khỏi các chỉ tiêu phản ánh doanh thu gộp.

  #Nguyên tắc 5

Thời điểm và căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán, doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy theo từng tình huống cụ thể.

Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo quy định.

Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập BCTC phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp, không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.

  #Nguyên tắc 6

Khi luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, dựa theo đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý của từng đơn vị, doanh nghiệp có thể quyết định việc ghi nhận doanh thu tại các đơn vị nếu có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm hàng hóa giữa các khâu mà không phụ thuộc vào chứng từ kèm theo (xuất hóa đơn hay chứng từ nội bộ).

  #Nguyên tắc 7

Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu trong kỳ báo cáo. Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh.

Nguyên tắc kế toán doanh thu theo Thông tư 133

  #Nguyên tắc 1

Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, trừ phần góp vốn thêm của các cổ đông.

Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu tiền.

  #Nguyên tắc 2

Doanh thu và chi phí tạo ra khoản thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp, nó có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, khi đó kế toán cần căn cứ vào bản chất giao dịch để phản ánh một cách trung thực và hợp lý.

Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán cần nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp.

Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa.

Ví dụ: Khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại khi mua sản phẩm hàng hóa của đơn vị (mua 2 tặng 1) thì bản chất của giao dịch là giảm giá hàng bán, sản phẩm tặng miễn phí cho khách hàng về hình thức được gọi là khuyến mại nhưng về bản chất là bán vì khách hàng sẽ không được hưởng nếu không mua sản phẩm. Trong trường hợp này, giá trị sản phẩm tặng cho khách được phản ánh vào giá vốn và doanh thu tương ứng với giao dịch hợp lý của sản phẩm đó phải được ghi nhận.

Các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

  #Nguyên tắc 3

Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu DN còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế.

Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa.

Các khoản lãi, lỗ phát sinh đo dánh giá lại tài sản, nợ phải trả không được coi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền với tài sản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại với các khoản nợ phải trả như các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, đánh giá lại các tài sản tài chính theo giá trị hợp lý đều được coi là đã thực hiện.

  #Nguyên tắc 4

Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ 3 như:

  • Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp;
  • Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý;
  • Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng;
  • Một số trường hợp khác.

Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng ngay được tại thời điểm phát sinh giao dịch thì để thuận lợi cho công tác kế toán, có thể ghi nhận doanh thu trên sổ kế toán bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghi giảm doanh thu với số thuế gián thu phải nộp. Tuy nhiên, khi lập BCTC, kế toán phải xác định và loại trừ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp ra khỏi các chỉ tiêu phản ánh doanh thu gộp.

  #Nguyên tắc 5

Thời điểm và căn cứ ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau theo từng tình huống cụ thể.

Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật.

Dopanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập báo cáo tài chính phải tuân thủ các nghuyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.

  #Nguyên tắc 6

Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanht hu của kỳ báo cáo. Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh.