Khấu hao tài sản cố định là gì? Phương pháp tính khấu hao TSCĐ

0
4219

Khấu hao tài sản cố định là một trong những khái niệm đặc biệt liên quan tới tài sản cố định. Đây cũng là một trong những thông tin quan trọng các kế toán, kiểm cần nắm rõ trong quá trình lập báo cáo tài chính cũng như phân tích báo cáo tài chính.

Cùng Kế toán Excel tìm hiểu khấu hao tài sản cố định là gì, tỷ lệ khấu hao TSCĐ là bao nhiêu và lý do vì sao phải khấu tao TSCĐ nhé.

Xem thêm: Tài sản cố định tài gì?

Nội dung bài viết

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu tao tài sản cố định (tiếng Anh là Depreciation of Fixed Assets) hay hao mòn tài sản cố định là giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tài sản cố định, khấu hao này được tính vào giá thành sản phẩm.

khau hao tai san co dinh

Cùng xem 1 ví dụ để bạn dễ hiểu hơn:

Doanh nghiệp tiến hành mua máy móc để phục vụ sản xuất. Dàn máy móc này có giá trị 200 triệu đồng. Giả dụ theo quy định khấu hao là 5 năm, tỷ lệ 20%/năm (40 triệu/năm/12 tháng)

Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải thêm vào tổng giá thành sản phẩm hàng tháng là 40 triệu/12 tháng = 3.333.333 đồng. Nếu DN mỗi tháng sản xuất 200 sản phẩm thì mỗi sản phẩm sẽ cộng thêm 16.667 đồng, có nghĩa doanh nghiệp dư ra hơn 16.000đ mỗi sản phẩm. Sau khi khấu hao đủ 5 năm, doanh nghiệp sẽ có đủ tiền để mua 1 tài sản cố định mới có giá trị 200 triệu.

Cách tính khấu hao tài sản cố định

phuong phap tinh khau hao tai san co dinh

Để tính khấu hao tài sản cố định, ta có thể sử dụng 1 trong các phương pháp sau:

  Phương pháp #1: Khấu hao đường thẳng

Công thức tính:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định / Thời gian trích khấu hao

Một số lưu ý:

  • Nếu thời gian trích khấu hao hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, DN cần xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định thông qua việc lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của TSCĐ.
  • Mức trích khấu hao cho năm cuối của thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao lũy kế được thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó.

Một ví dụ nho nhỏ:

Công ty ABC mua mới 1 tài sản cố định có giá trị 150 triệu đồng, chiếu khấu 5 triệu, chi phí vận chuyển 3 triệu, chi phí lắp đặt và chạy thử là 4 triệu.

Biết tài sản cố định này có tuổi thọ kỹ thuật 12 năm, thời gian trích khấu hao dự kiến 10 năm, tài sản được đưa vào sử dụng ngày 1/1/2015.

Như vậy chúng ta có thể tính toán như sau:

  • Nguyên giá tài sản cố định = 150 –  5 + 3 + 4 = 152 triệu đồng.
  • Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 152 triệu/10 = 15,2 triệu/năm.
  • Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15,2 triệu/12 = 1.266.667 đồng/tháng.
  • Hàng năm, DN trích ra 15,2 triệu chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.

Sau 5 năm sử dụng, DN nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 40 triệu, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2021.

Lúc này, chúng ta tiếp tục tính:

  • Nguyên giá tài sản cố định = 152 triệu + 40 triệu = 192 triệu đồng.
  • Số khấu hao lũy kế đã trích = 15,2 triệu x 5 năm = 76 triệu đồng.
  • Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 192 triệu – 76 triệu = 116 triệu đồng.
  • Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 116 triệu / 6 năm = 19.333.333 đồng/năm
  • Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 19.333.333 triệu / 12 = 1.611.111 đồng/tháng

Từ năm 2021, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh hàng tháng 1.611.111 đồng với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

Chúng ta xác định mức khấu hao với tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 1/1/2015 dựa vào:

  • Các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định.
  • Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ theo công thức.

Công thức xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho các năm còn lại của TSCĐ):

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ / Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ

Lưu ý:

  • Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12.
  • Nếu DN lựa chọn cách tính khấu hao tài sản cố định này thì kế toán cần nắm vững các kiến thức trên đây.

  Phương pháp #2: Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Công thức tính mức trích khấu hao năm của tài sản cố định như sau:

(1) Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Các thành phần trong công thức (1) được tính như sau:

(2) Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

(3) Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng = 100% x (1/Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định)

(4) Hệ số điều chỉnh xác định dựa theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ, quy định cụ thể như bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( t £ 4 năm) 1.5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm) 2.0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2.5

Ở những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại với số năm sử dụng còn lại của TSCĐ thì kể từ năm đó, mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Lưu ý: Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm để chia cho 12 tháng.

Ví dụ 2: Công ty DEF mua thiết bị cho xưởng sản xuất mới có giá 70 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của TSCĐ xác định theo quy định là 5 năm.

Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:

  • Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.
  • Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 = 40%
  • Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định theo bảng dưới đây:

(Đơn vị: đồng)

Năm Giá trị còn lại của TSCĐ Số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao lũy kế cuối năm
1 70.000.000 70.000.000 x 40% 28.000.000 2.333.333 28.000.000
2 42.000.000 42.000.000 x 40% 16.800.000 1.400.000 44.800.000
3 25.200.000 25.200.000 x 40% 10.080.000 840.000 54.880.000
4 15.120.000 15.120.000 : 2 7.560.000 630.000 62.440.000
5 15.120.000 15.120.000 : 2 7.560.000 630.000 70.000.000

Trong đó:

  • Mức khấu hao TSCĐ từ năm đầu đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ x tỷ lệ khấu hao nhanh (40%)
  • Từ năm 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm còn lại của TSCĐ chia số năm sử dụng còn lại của TSCĐ bởi năm 4 có mức khấu hao tính theo phương hpaps số dư giảm dần thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá tị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ (2 năm).

  Phương pháp #3: Khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm với tài sản cố định của doanh nghiệp căn cứ theo:

  • hồ sơ kinh tế, kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, được gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
  • Tình hình sản xuất thực tế, DN xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế hàng tháng, hàng năm sản xuất từ tài sản cố định.

Công thức tính mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ như sau:

(1) Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Các thành phần trong công thức trên tính như sau:

(2)Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định / Sản lượng theo công suất thiết kế

(3) Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong trường hợp công suất thiết kế hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, DN phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.

Ví dụ 3: Công ty IJK mua một chiếc máy ủi đất mới với giá 300 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi là 38m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi là 2.200.000 m3.

Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm đầu của máy ủi như trong bảng sau:

Tháng Khối lượng SP hoàn thành (m3)
1 12.000
2 13.000
3 16.000
4 17.000
5 15.000
6 14.000
7 15.000
8 13.000
9 15.000
10 17.000
11 18.000
12 19.000

Tính mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao số lượng, khối lượng sản phẩm của TSCĐ này như sau:

  • Mức trích khấu hao bình quân tích cho 1 mét khối đất ủi = 300 triệu / 2.200.000 = 136,4 đ/m3
  • Mức trích khấu hao của máy ủi tính theo bảng sau:
Tháng Sản lượng thực tế (m3) Mức trích hao hàng tháng (đồng)
1 12.000 12.000 x 136.4 = 1.636.800
2 13.000 13.000 x 136.4 = 1.773.200
3 16.000 16.000 x 136.4 = 2.182.400
4 17.000 17.000 x 136.4 = 2.318.800
5 15.000 15.000 x 136.4 = 2.046.000
6 14.000 14.000 x 136.4 = 1.909.600
7 15.000 15.000 x 136.4 = 2.046.000
8 13.000 13.000 x 136.4 = 1.773.200
9 15.000 15.000 x 136.4 = 2.046.000
10 17.000 17.000 x 136.4 = 2.318.800
11 18.000 18.000 x 136.4 = 2.455.200
12 19.000 19.000 x 136.4 = 2.591.600

Thời gian khấu hao tài sản cố định

Theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 45/2013/TT-BTC, khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định cụ thể như sau:

Nhóm tài sản cố định Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm) Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)
I. Máy móc, thiết bị động lực
Máy phát động lực 8 15
Máy phát điện, thủy điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí 7 20
Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 15
Máy móc, thiết bị động lực khác 6 15
II. Máy móc, thiết bị công tác
Máy công cụ 7 15
Máy móc, thiết bị dùng trong ngành khai khoáng 5 15
Máy kéo 6 15
Máy dùng trong nông, lâm nghiệp 6 15
Máy bươm nước và xăng dầu 6 15
Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại 7 15
Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hóa chất 6 15
Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thủy tinh 10 20
Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác 5 15
Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm, văn hóa phẩm 7 15
Máy móc, thiết bị ngành dệt 10 15
Máy móc, thiết bị ngành may mặc 5 10
Máy móc, thiết bị ngành giấy 5 15
Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm 7 15
Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế 6 15
Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình 3 15
Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 6 10
Máy móc, thiết bị công tác khác 5 12
Máy móc, thiết bị ngành lọc hóa dầu 10 20
Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí 7 10
Máy móc, thiết bị xây dựng 8 15
Cần cẩu 10 20
III. Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học 5 10
Thiết bị quang học và quang phổ 6 10
Thiết bị điện và điện tử 5 10
Thiết bị đo và phân tích lý hóa 6 10
Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 6 10
Thiết bị chuyên ngành đặc biệt 5 10
Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 6 10
Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc 2 5
IV. Thiết bị và phương tiện vận tải
Phương tiện vận tải đường bộ 6 10
Phương tiện vận tải đường sắt 7 15
Phương tiện vận tải đường thủy 7 15
Phương tiện vận tải đường không 8 20
Phương tiện vận tải đường ống 10 30
Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 6 10
Thiết bị và phương tiện vận tải khác 6 10
V. Dụng cụ quản lý
Thiết bị tính toán, đo lường 5 8
Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý 3 8
Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10
VI. Nhà cửa, vật kiến trúc
Nhà cửa loại kiên cố 25 50
Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe 6 25
Nhà cửa khác 6 25
Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay, bãi đỗ, sân phơi 5 25
Kè, đạp, cống, kê, mương máng 6 30
Bến cảng, ụ triền đà… 10 40
Các vật kiến trúc khác 5 10
VII. Súc vật, vườn cây lâu năm
Các loại súc vật 4 15
Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm 6 40
Thảm cỏ, thảm cây xanh 2 8
VIII. Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa được quy định trong các nhóm trên 4 25
IX. Tài sản cố định vô hình khác 2 20

Tại sao phải khấu hao tài sản cố định

Việc khấu hao tài sản cố định hợp lý đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp trong công tác quản lý tài chính.

Một số lý do khiến các doanh nghiệp phải khấu hao tài sản cố định như sau:

  • Đây là biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định.
  • Giúp DN dễ dàng thu hồi lại số vốn cố định sau khi tài sản hết thời gian sử dụng.
  • Khấu hao tài sản cố định là cơ sở cho việc tính toán trong các hoạt động tái đầu tư vào sản xuất.

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán hao mòn tài sản cố định